Một yêu cầu về mặt kỹ thuật là không được để lẫn nước (dù một lượng rất nhỏ) trong các loại xăng, dầu. Vì vậy cần phải có khâu kiểm tra xem có lẫn nước trong xăng, dầu hay không. Vấn đề đặt ra với các bạn lúc này là người ta đã kiểm tra bằng cách nào?
Để trả lời câu hỏi đó, các bạn cần liên hệ với lý thuyết đã học là
CuSO4 khan gặp nước, dù với lượng nhỏ sẽ chuyển thành dạng
muối ngậm nước CuSO4.5H
2O.
CuSO4 khan màu trắng,
CuSO4 5H
2O có màu xanh. Đến đây các bạn dễ dàng luận ra là hoàn toàn có thể dùng
CuSO4 để phát hiện ra xăng có lẫn nước hay không.
Cách làm như sau: Lấy một ít xăng cần kiểm tra cho vào ống nghiệm khô, tiếp tục cho một ít tinh thể muối CuSO4 khan vào, rồi lắc lên xem có sự thay đổi màu sắc của muối CuSO4 không. Nếu có, chứng tỏ trong xăng có nước
Tại sao để dập tắt các đám cháy xăng dầu người ta không dùng nước mà dùng cát hay chăn ướt trùm lên ngọn lửa?
Với các bạn đã được xem phim về đám cháy xăng, dầu hoặc đã chứng kiến cảnh cứu chữa khi bị cháy bếp dầu thì chắc chắn sẽ hình dung được ngay mình cần làm gì trong trường hợp đó. Còn các bạn chưa bao giờ chứng kiến, sẽ có những lúng túng nhất định và việc trả lời câu hỏi tại sao lại làm như vậy cũng khó khăn hơn. Nhưng nếu bình tĩnh, các bạn dễ dàng nhận ra cơ sở của việc làm đó là xăng, dầu nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên, nên nếu dùng nước đám cháy sẽ càng lan rộng hơn.
Khi bị ong, muỗi, kiến đốt người ta thường bôi vôi tôi lên chỗ da bị đốt? Giải thích vì sao?
Để giải thích cách làm đó, các bạn cần biết khi ong, muỗi, kiến đốt chúng tiết ra một chất hóa học đó là axit fomic (HCOOH). Chất này làm cho chúng ta bị ngứa và nhức.
Khi bôi vôi tôi Ca(OH)2 lên chỗ da bị đốt, Ca(OH)2 sẽ tác dụng với axit fomic (HCOOH) theo PTHH:
2HCOOH + Ca(OH)2
à (HCOO)2Ca + 2H2O
Phản ứng xảy ra làm lượng axit fomic HCOOH bị trung hòa hết. Khi đó, ta sẽ không còn ngứa, nhức nữa.
Phải chăng vì thế mà axit HCOOH thường được gọi là axit kiến.