Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon ( cho biết sự nặng nhẹ tương đối giữa các phân tử). Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử tạo thành phân tử.
Cách tính phân tử khối (PTK)
- Dựa vào KHHH, xác định được nguyên tử khối (NTK)
- Nhân NTK với số nguyên tử của nguyên tố đó
- Cộng với tích của số nguyên tử và nguyên tử khối của nguyên tố thứ hai.
- Tương tự cho KHHH của nguyên tố tiếp theo….
Cụ thể:
- Một phân tử được tạo thành từ x nguyên tử A và y nguyên tử B thì
PTK = a . x + b . y (với a, b là nguyên tử khối của A và B).
- Một phân tử được tạo thành từ x nguyen tử A, y nguyên tử B và z nguyên tử C thì
PTK = a . x + b . y + c . z ( với a, b, c lần lượt là NTK của A, B và C)
Với PTK của phân tử hợp chất tạo thành từ 3 nguyên tố, ta cũng tính tương tự như cách trên.
Chẳng hạn với hợp chất $A_x(BC_z)_y$, để tính PTK có 2 cách làm:
* Cách 1: $A_x(BC_z)_y$ = a . x + (b + c . z).y
(với a, b,c là NTK của A, B, C)
* Cách 2: $A_x(BC_z)_y$ = a . x + b . y + c . z . y
Ví dụ:
a. Tính PTK của kali sunfat gồm (2K, 1S, 4O)
PTK = 39 . 2 + 32 + 4 . 16 = 174
b. Tính PTK của
Al2(SO4)3
Al2(SO4)3 = 27 . 2 + (32 + 16.4).3 = 342
c. Tính PTK của
Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 = 40 + (1 + 12 + 16.3).2 = 162
Bài tập vận dụng
Bài 1
Tính phân tử khối của các phân tử sau:
a. Khí Clo (2Cl)
b. Ozon O3
c. Nước (2H; 1O)
d. Nước vôi trong (1Ca, 2O, 2H)
e. Magie photphat (3 Mg, 2P, 8O)
Bài 2:
Tính PTK các chất có CTHH sau:
a.
O2 b.
CO2 c.
P2O5
d.
Cl2 e.
Fe3O4 f.
HNO3
g.
Al(OH)3 h.
H2SO4 i.
Na3PO4
j.
Ca3(PO4)2 k.
Fe2(SO4)3 l.
Al2(SO4)3
m.
Mg(NO3)2 n.
AgNO3 o.
Cu(OH)2
p.
ZnSO4 q.
CaCO3 r.
BaCl2