Cơ sở để giải dạng bài tập này là dựa vào sự khác nhau về tính chất của các chất trong hỗn hợp.
Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp
Bài 1: Tách riêng Cu ra khỏi hỗn hợp gồm vụn Cu, Fe và Zn.
Gợi ý:
Cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl. Khi đó Sắt và Zn sẽ tan ra, chất rắn không phản ứng là Cu.:
PTHH: Zn + 2HCl --> ZnCl2 + H2
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
Sau đó lọc lấy chất rắn không tan sấy khô ta sẽ thu được vụn Cu.
Bài 2: Tách riêng Cu ra khỏi hỗn hợp gồm vụn Cu và Fe.
Gợi ý:
Rãi toàn bộ lượng hỗn hợp ở trên lên trên một tờ giấy, dùng nam châm đưa đi đưa lại nhiều lần trên bề mặt hỗn hợp để nam châm hút hết Fe. Còn lại là vụn Cu.
Bài 3: Tách riêng khí CO2 ra khỏi hỗn hợp CO2, N2, O2, H2.
Gợi ý:
Cho hỗn hợp trên qua bình nước vôi trong dư, chỉ có CO2 phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 --> CaCO3 + H2O.
Lọc lấy kết tủa sấy khô rồi nung ở nhiệt độ cao ta thu được CO2.
PTHH: CaCO3 --> CaO + CO2.
Bài 4: Tách riêng cát ra khỏi hỗn hợp muối ăn
và cát.
Bài 5: Tinh chế vàng ra khỏi hỗn hợp bột Fe,
Zn, Au.
Bài 6: Tinh chế CuO ra khỏi hỗn hợp CuO, Cu,
Ag.
Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
- Dùng phản ứng
đặc trưng đối với từng chất tách chúng ra khỏi hỗn hợp để tái tạo các chất
ban đầu từ các sản phảm tạo thành ở trên.
- Có thể dựa vào tính chất vật lý khác biệt của từng chất để tách mỗi chất ra khỏi hỗn hợp
Bài 7: Có 1 hỗn hợp gồm 3 kim loại ở dạng bột: Fe, Cu, Au. Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp trên.
Gợi ý:
Cho toàn bộ lượng hỗn hợp ở trên phản ứng với dung dịch HCl dư, chỉ có Fe bị tan ra do phản ứng:
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
Lọc tách Cu, Au. phần nước lọc thu được cho tác dụng với NaOH sẽ sinh ra kết tủa trắng xanh:
FeCl2 + 2NaOH --> Fe(OH)2 + 2NaCl
Lọc lấy Fe(OH)2 rồi nung với H2
PTHH: Fe(OH)2 --> FeO + H2O
FeO + H2 --> Fe + H2O.
Hỗn hợp Cu và Au cho phản ứng với H2SO4 đặc nóng, chỉ có Cu phản ứng và tan ra. Còn lại Au.