Để phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp, cũng như biết cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp, cần nắm vững các kiến thức Hỗn hợp gồm nhiều chất, tính chất thay đổi.- Chất tinh khiết chỉ có 1 chất, có tính chất nhất định.
* Các
phương pháp tách chất dựa vào tính chất vật lý:
- Phương pháp gạn, lắng, lọc: tách chất rắn không tan trong chất lỏng.
- Phương pháp bay hơi: chất lỏng kết tinh (t0 sôi của các chất khác nhau).
- Phương pháp chưng cất: các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.
- Phương pháp chiết: các chất lỏng không tan vào nhau.
* Ngoài ra, ta cũng có thể tách chất bằng phương pháp hóa học. Chẳng hạn Khí cacbonic tác dụng với nước vôi, còn oxi thì không, ta có thể tách riêng oxi ra khỏi hỗn hợp khí cacbonic và oxi.
Bài 1:
Trong các chất dưới đây, hãy xếp riêng một bên là chất tinh khiết, một bên là hỗn hợp.
Sữa đậu nành, xenlulozơ, sắt, nhôm, axit, nước biển, nước muối, khí oxi, đồng, không khí, nước tự nhiên, hơi nước, đường.
Bài 2:
a. Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp? Có thể thay đổi độ chua của nước chanh bằng cách nào?
b. Người ta trộn rất cẩn thận bột sắt và bột lưu huỳnh rất mịn, thu được một loại bột màu đen. Có thể xem bột đó là hỗn hợp không?
Bài 3:
Rượu để uống là một chất hay hỗn hợp? Vì sao?
Bài 4:
Trình bày phương pháp:
a. Tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, lưu huỳnh và muối ăn.
b. Tách dầu ăn có lẫn nước.
GỢI Ý : a. Dựa vào tính chất riêng của mỗi chất, sắt bị nam châm hút, lưu huỳnh không tan trong nước, muối ăn tan trong nước. Ta dùng nam châm hút riêng bột sắt. Hỗn hợp còn lại đem hòa tan vào nước. Khuấy đều, muối ăn tan hết. Rót toàn bộ hỗn hợp qua phễu lọc, ta tách riêng được lưu huỳnh (trên phễu) và nước muối. Dùng phương pháp chưng cất, tách riêng được nước và muối ăn.
Chú ý: do đề yêu cầu tách riêng từng chất, nên không được đem nước muối cô cạn (bay hơi), phương pháp này chỉ tách được muối.
b. Do dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước, nên dùng phễu chiết, mở khóa cho nước chảy xuống vừa hết, khóa lại, ta tách được dầu ăn và nước riêng.
Bài 5:
Trình bày cách tách riêng từng chất trong các hỗn hợp sau:
1. Dầu hoả, nước.
2. Rượu, nước. Biết rượu sôi ở nhiệt độ 78,30C.
3. Muối, cát, nước.
4. Bột sắt, vụn gỗ, vụn đồng.
5. Tách đường cát ra khỏi hỗn hợp đường và tinh bột.
6. Tách riêng khí oxi ra khỏi hỗn hợp khí oxi và khí cacbonic. Biết khí cacbonic làm đục nước vôi trong.
GỢI Ý : 2. Đây là hai chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau, khi đun hỗn hợp đến 78,3 độ C, theo các bạn ta sẽ dùng phương pháp gì và tách như thế nào?
4. Khi cho vụn gỗ và vụn đồng vào nước, vụn gỗ nổi, ta sẽ gạn, lọc lấy vụn gỗ, còn vụn đồng chìm xuống đáy. Sau đó ta rót hỗn hợp qua phễu lọc, tách được vụn đồng.
5. Đường cát tan trong nước, còn tinh bột thì không, ta tách tinh bột bằng phễu lọc. Hỗn hợp nước đường còn lại ta đun nhẹ thu được đường.
6. Vì khí cacbonic làm đục nước vôi trong, nên ở đây ta dùng phương pháp hóa học . Ta sẽ dẫn hỗn hợp khí qua nước vôi trong, khí oxi không làm đục nước vôi, sẽ được tách riêng.
Bài 6:
Có 4 lọ mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: giấm ăn, nước đường, nước muối, cồn. Làm thế nào nhận biết được chất lỏng đựng trong mỗi lọ.
Bài 7:
Có hai lọ đậy kín, mỗi lọ đựng một chất khí oxi hoặc khí cacbonic.
a. Làm thế nào có thể nhận biết được chất khí đựng trong mỗi lọ?
b. Nếu trộn 2 chất khí trên với nhau, bằng cách nào có thể tách riêng được khí oxi?
Gợi ý : a. Như ta đã biết khí oxi duy trì sự cháy, còn khí cacbonic thì không.
Ta cho vào mỗi lọ lần lượt 1 que đóm (tàn đóm que diêm), khí nào làm que đóm bùng cháy là oxi; làm tắt que đóm là khí cacbonic.
b. Ta sẽ dẫn hỗn hợp khí qua nước vôi trong, khí oxi không làm đục nước vôi, sẽ được tách riêng.
Title :
Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp
Description : Để phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp, cũng như biết cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp, cần nắm vững các kiến thức Hỗn hợp gồm nhi...
Rating :
5