Hãy cùng Luyenhoahoc đi tìm ý nghĩa hóa học trong câu ca dao:
“Lúa chim lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu ca dao thể hiện sự quan sát tinh tế của người nông dân. Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì y như rằng lúa xanh tốt rất nhanh và cho năng suất cao. Với người nông dân thì chỉ cần như thế là đủ. Còn với những người yêu hóa học,
quá trình tạo muối đạm trong cơn mưa giông mới là điều cần quan tâm.
Quá trình đó diễn ra như thế nào? Và câu trả lời là:
Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp ( tia lửa điện) thì N2 và O2 trong không khí tác dụng với nhau:
2N2 +
O2 →
2NO
Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 hòa tan trong nước mưa tạo ra HNO3 rơi xuống đất tác dụng với các chất kiềm có trong đất tạo ra muối nitrat theo các phương trình phản ứng:
4NO2 +
O2 + H2O
→ 4HNO3
2HNO3 + Ca(OH)2 →
Ca(NO3)2 +
2H2O
Muối nitrat sinh ra là phân đạm, giúp cho lúa phát triển nhanh.
Chính nhờ có sấm chớp trong các cơn mưa giông, mà mỗi năm trung bình một mẫu đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ. Nếu không kể những nguy hiểm của sấm sét gây ra cho con người, thì có thể nói mưa giông là "một người bạn tốt" của nhà nông!
Title :
Giải thích quá trình tạo muối đạm trong cơn mưa giông.
Description : Hãy cùng Luyenhoahoc đi tìm ý nghĩa hóa học trong câu ca dao: “Lúa chim lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Câu c...
Rating :
5