• Giải bài tập Toán
  • Sitemap
  • Liên hệ

Học tốt hóa học 8-9

Góp nhặt và chia sẻ các kiến thức hóa học 8-9.

  • Hóa học 8
    • Bài giảng hóa 8
    • Bài tập hóa 8
  • Hóa học 9
    • Bài giảng hóa 9
    • Bài tập hóa 9
  • Trắc nghiệm
    • Trắc nghiệm hóa 8
    • Trắc nghiệm hóa 9
  • Phương pháp
Bạn có biết Hóa học ứng dụng Tuyết cacbonic là gì?

Tuyết cacbonic là gì?

Bạn có biết, Hóa học ứng dụng
Băng khô hay còn gọi là tuyết cacbonic. Đó chính là cacbonic ở thể rắn khi nén khí cacbonic dưới nhiệt độ và áp suất cao. 
Băng khô
Tuyết cacbonic có nhiều ứng dụng
Khác với băng tuyết, ở điều kiện thường, tuyết cacbonic không nóng chảy thành trạng thái lỏng mà thăng hoa thành dạng khí và làm môi trường xung quanh lạnh theo, -78,5 °C (-109,3 °F).

Băng khô được sản xuất bằng cách nén khí CO2 thành dạng lỏng, làm lạnh và sau đó cho CO2 lỏng giãn nở nhanh. Sự giãn nở này làm giảm nhiệt độ nhanh chóng và làm cho một phần CO2 bị đóng băng thành "tuyết". Tuyết cacbonic được nén thành các viên hay khối và đưa đi phân phối.

Tuyết cacbonic có nhiều ứng dụng trong làm lạnh thực phẩm, các mẫu sinh học và các mặt hàng mau hỏng khác, vì không chảy lỏng và giữ nhiệt độ ở rất thấp nên tuyết cacbonic có thể giữ mẫu bảo quản được lâu và không làm ướt dẫn tới hư hỏng mẫu như nước đá.

Trong điện ảnh, người ta dùng tuyết cacbonic để tạo "sương mù băng khô". Khi băng khô tiếp xúc với nước thì tuyết cacbonic thăng hoa, kết quả là tạo thành hỗn hợp khí CO2 lạnh và hơi nước. Đây là nguyên tắc hoạt động của máy tạo sương mù. Dùng nước ấm sẽ tạo hiệu ứng sương mù tốt hơn so với dùng nước lạnh.

Tuyết cacbonic rất cứng vì thế các viên tuyết nhỏ được bắn vào bề mặt cần làm sạch thay vì dùng cát. Quá trình làm sạch kết thúc cùng với sự bay hơi hoàn toàn của CO2  Điều này vừa làm sạch hoàn toàn bề mặt mà lại không sinh các bụi ô nhiễm gây viêm đường hô hấp, hại cho phổi.

Khi bay hơi, tuyết cacbonic sẽ làm nhiệt độ môi trường xung quanh lạnh rất nhanh. Ứng dụng điều này, người ta dùng tuyết cacbonic để tăng khả năng gây mưa nhờ sự kết tinh nước trong mây, khi các đám mây đi qua các vùng cần nước, hoặc gây mưa trước để tránh ảnh hưởng đến sự kiện nào đó. Trong olympic Bắc Kinh, trước trận chung kết bóng đá, nhà tổ chức Trung Quốc đã lên phương án và gây mưa trước khi các đám mây bay tới Bắc Kinh. Ở các sân bay, khi sương mù quá dày đặc làm ảnh hưởng đến các chuyến bay quan trọng, người ta có thể dùng tuyết cacbonic để làm giảm độ dày sương mù.

Băng khô còn được dùng để sản xuất khí CO2 để cân bằng áp suất trong các hệ thống cần môi trường trơ như thùng nhiên liệu của các máy bay B-47.

Lưu ý: Tuyết cacbonic rất nguy hiểm vì nó làm đóng băng rất nhanh môi trường xung quanh, vì thế nên không được trực tiếp tiếp xúc với tuyết cacbonic.
Cảm ơn các bạn đã chia sẻ!
Tweet
Tuyết cacbonic là gì? Title : Tuyết cacbonic là gì?
Description : Băng khô hay còn gọi là tuyết cacbonic. Đó chính là cacbonic ở  thể rắn khi  nén khí cacbonic dưới nhiệt độ và áp suất cao.  Tuyết cacbon...
Rating : 5

Rất vui khi các bạn góp ý cho "Tuyết cacbonic là gì?"

← Newer Post Older Post ⇒ Home
Subscribe to: Post Comments (Atom)

Bài xem nhiều

  • Cách tính phân tử khối.
    Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon ( cho biết sự nặng nhẹ tương đối giữa các phân tử). Phân tử khối bằng tổn...
  • Cách vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
    Bài 1: Cho các từ và cụm từ : Nguyên tử, nguyên tố, nguyên tử khối , proton, electron, cùng loại, hạt nhân, khối lượng, nơtron. Hãy điền ...
  • Tính chất hóa học của axit.
    Axit có những tính chất hóa học làm đổi màu giấy quì tím, tác dụng với kim loại, với bazơ, oxit bazơ, muối.
  • Tính khối lượng thực của nguyên tử
    Chúng ta đã biết khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon đvC. Có khi nào các bạn thắc mắc là sao lại dùng đvC và khối lượng ...
  • Bài ca hóa trị
    Việc nhớ hóa trị của các nguyên tố hóa học trở nên dễ dàng hơn nếu Bài ca hóa trị được phổ nhạc! Ka li, I ốt, Hiđrô Natri với Bạ...

Các chuyên mục tiêu biểu

Bài giảng hóa 8 Bài tập SGK hóa 8 Bài tập SGK hóa 9 Bài tập hóa 8 Bạn có biết Hóa học 8 Hóa học 9 Hóa học vui Hóa học đời sống Hóa học ứng dụng Hóa nâng cao 8 Hóa nâng cao 9 Trắc nghiệm hóa 8 Trắc nghiệm hóa 9
Copyright 2014 Học tốt hóa học 8-9 - All Rights Reserved Edit by Người yêu hóa - Powered by Blogger