• Giải bài tập Toán
  • Sitemap
  • Liên hệ

Học tốt hóa học 8-9

Góp nhặt và chia sẻ các kiến thức hóa học 8-9.

  • Hóa học 8
    • Bài giảng hóa 8
    • Bài tập hóa 8
  • Hóa học 9
    • Bài giảng hóa 9
    • Bài tập hóa 9
  • Trắc nghiệm
    • Trắc nghiệm hóa 8
    • Trắc nghiệm hóa 9
  • Phương pháp
Bài tập hóa 9 Hóa học 9 Bài tập hóa 9 chương 1 phần 2

Bài tập hóa 9 chương 1 phần 2

Bài tập hóa 9, Hóa học 9
Bài tập hóa 9 chương I giúp các bạn nắm vững kiến thức về các loại hợp chất vô cơ.

Bai-tap-hoa-9-chuong-1

Bài 1:
Cho 50g hỗn hợp gồm hai muối NaHSO3 và Na2CO3 vào 200g  dung dịch HCl 14,6%. Hỏi phản ứng có xảy ra hoàn toàn không ?

Bài 2:
Viết phản ứng hóa học giúp phân biệt các cặp dung dịch sau:
a. Dung dịch sắt (II) sunfat và sắt (III) sunfat.
b. Dung dịch natri sunfat và đồng sunfat.

Bài 3:
Nhận biết 4 lọ hóa chất mất nhãn chứa 4 muối sau: Na2CO3, MgCO3, BaCO3, và CaCl2.

Bài 4:
Cho 32g một oxit kim loại hóa trị III tan hết trong 294g dung dịch H2SO4. Tìm công thức của oxit kim loại trên.

Bài 5:
Độ tan của NaCl ở 90oC là 50g và ở 0oC là 35g. Tính lượng NaCl kết tinh khi làm lạnh 900g dung dịch NaCl bão hòa ở 90oC.

Bài 6:
Tính khối lượng các muối thu được sau khi cho 28,8g axit photphoric tác dụng với 300g dung dịch KOH nồng độ 8,4%.

Bài 7:
Từ các chất sau: P, CuO, Ba(NO3)2, H2SO4, NaOH, O2, H2O hãy điều chế các chất sau:
a. H3PO4
b. Cu(NO3)2
c. Na3PO4
d. Cu(OH)2

Bài 8:
Nêu phương pháp hóa học để nhận biết 3 muối NaNO3, NaCl, 
Na2SO4.

Bài 9:
Dung dịch X chứa 6,2g Na2O và 193,8g nước. Cho X vào 200g dung dịch CuSO4 16% thu được a gam kết tủa .
a. Tính nồng độ phần trăm của X.
b. Tính a.
c. Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết a gam kết tủa sau khi đã nung thành chất rắn đen.

Bài 10:
a. Cho từ từ dung dịch X chứa x mol HCl vào dung dịch Y chứa y mol Na2CO3 (x< 2y) thì thu được dung dịch Z chứa V lít khí. Tính V?

b. Nếu cho dung dịch Y vào dung dịch X thì thu được dung dịch A và V1 lít khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm mối quan hệ giữa V1 với x, y.

Bài 1:
Ta có: $M_{NaHSO3}$ = 104 ; $M_{Na2CO3}$ = 122
NaHSO3 + HCl --> NaCl + H2O + SO2
x mol x mol
Na2CO3 + 2HCl --> 2NaCl + H2O + CO2
y mol 2y mol
Số mol HCl: n = $\dfrac{200 . 14,6}{100 . 36,5}$ = 0,8 mol
$n_{hh hai muối}$ < $\dfrac{50}{104}$ = 0,48 < $n_{HCl}$
Vậy axit HCl dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 2:
a.
2NaOH + FeSO4 --> Na2SO4 + Fe(OH)2 xanh nhạt
6NaOH + Fe2(SO4)3 --> 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3 ¯ nâu đỏ
b.
NaOH + Na2SO4 --> không phản ứng
NaOH + CuSO4 --> Na2SO4 + Cu(OH)2 màu xanh.

Bài 3:
+ Dùng dung dịch H2SO4 để nhận biết.
- Lọ vừa có khí vừa có kết tủa trắng là BaCO3.
H2SO4 + BaCO3 --> Ba SO4 + H2O + CO2
- Lọ không có hiện tượng gì là CaCl2.
- 2 lọ còn lại có khí bay lên là Na2CO3, MgCO3
H2SO4 + Na2CO3 --> Na2SO4 ¯ + H2O + CO2 ­
H2SO4 + MgCO3 --> MgSO4 ¯ + H2O + CO2
+ Dùng dung dịch NaOH cho vào 2 lọ này, lọ nào có kết tủa trắng Mg(OH)2 là lọ chứa MgCO3.
MgCO3 + 2NaOH --> Mg(OH)2 + Na2CO3

Bai 4:
Công thức cần tìm có dạng: X2O3
- Khối lượng H2SO4: m = $\dfrac{20 . 294}{100}$ = 58,8 g
- Số mol H2SO4 = 0,6 mol.
- Phương trình phản ứng:
X2O3 + 3H2SO4 --> X2 (SO4)3 + 3H2O
0,2 mol 0,6mol
Phân tử lượng của oxit: M =160.
Vậy oxit đó là Fe2O3.

Bài 5:
Dung dịch NaCl bão hòa ở 90oC chứa:
$m_{NaCl}$ = $\dfrac{50 . 900}{100 + 50}$ = 300 g
$m_{H2O}$ = 900 – 300 = 600 g
Dung dịch NaCl bão hòa ở 0oC có $m_{NaCl}$ = $\dfrac{600 . 35}{100}$ = 210 g
Lượng NaCl kết tinh: 300 – 210 = 90g

Bài 6:
$n_{H3PO4}$ = $\dfrac{28,8}{96}$ = 0,3 mol
$n_{KOH}$ = $\dfrac{8,4 . 300}{100 . 56}$ = 0,45 mol
H3PO4 + KOH --> KH2PO4 + H2O
0,3mol 0,3mol 0,3mol
Số mol KOH dư: 0,45 – 0,3 = 0,15 mol
KH2PO4 + KOH --> K2HPO4 + H2O
0,15mol 0,15mol 0,15mol
Khối lượng muối thu được sau phản ứng:
$m_{KH2PO4}$ = (0,3 – 0,15).136 = 20,4g
$m_{K2HPO4}$ = 0,15 . 174 = 26,1g

Bài 7:
a. 4P + 5O2 --> 2P2O5
P2O5 + 3 H2O --> 2H3PO4
b. Ba(NO3)2 + H2SO4 --> BaSO4 + 2HNO3
CuO + 2 HNO3 --> Cu(NO3)2 + H2O
c. H3PO4 + 3NaOH --> Na3PO4 + 3 H2O
d. CuO + H2SO4 --> CuSO4 + H2O
CuSO4 + 2NaOH --> Cu(OH)2 + Na2SO4

Bài 8:
- Dùng BaCl2 sẽ nhận ra Na2SO4 do phản ứng tạo kết tủa trắng BaSO4
- Dùng AgNO3 để phân biệt NaCl do AgCl kết tủa.

Bài 9:
Số mol Na2O = 0,1 mol.
$n_{CuSO4}$ = $\dfrac{200 . 16}{100 . 160}$ = 0,2 mol
a.
Na2O + H2O --> 2NaOH
0,1 mol 0,2 mol
Nồng độ % X (tức dung dịch NaOH) :
C% = $\dfrac{0,2 . 40 .100%}{6,2 + 193,8}$ = 4%
b.
2NaOH + CuSO4 --> Cu(OH)2 + Na2SO4
0,2 mol 0,1 mol 0,1 mol
a = 0,1. 98 = 9,8g
c.
Cu(OH)2 $\overset{to}{\rightarrow}$ CuO + H2O
0,1 mol 0,1 mol
2HCl + CuO --> CuCl2 + H2O
0,2 mol 0,1mol
Thể tích dung dịch HCl 2M :
$V_{dd}$ = $\dfrac{n}{V}$ = $\dfrac{0,2}{2}$ = 0,1 lít

Bài 10:
a.
Cho từ từ HCl vào Na2CO3, phản ứng xảy ra như sau:
HCl + Na2CO3 --> NaHCO3 + NaCl (1)
Nhưng theo đầu bài có khí bay ra nên phản ứng tiếp tục:
HCl + NaHCO3 --> NaCl + CO2 + H2O (2)
Phản ứng (1) sẽ xảy ra hoàn toàn, sinh ra y mol NaHCO3.
Muốn phản ứng (2) xảy ra thì x > y.
Do đề bài cho x < 2y nên (2) phản ứng theo số mol của HCl còn lại.
Vậy V = 22,4.(x – y)
b.
Khi cho Na2CO3 vào HCl:
Na2CO3 + 2HCl --> 2NaCl + CO2 + H2O
1 mol 2 mol
y mol x mol
Đề bài cho x < 2y nên ta tính số mol khí sinh ra theo HCl:
$V_1$ = $\dfrac{x}{y}$ . 22,4l
Cảm ơn các bạn đã chia sẻ!
Tweet
Bài tập hóa 9 chương 1 phần 2 Title : Bài tập hóa 9 chương 1 phần 2
Description : Bài tập hóa 9 chương I giúp các bạn nắm vững kiến thức về các loại hợp chất vô cơ. Bài 1: Cho 50g hỗn hợp gồm hai muối NaHSO3 và Na2...
Rating : 5

1 Lời góp ý cho "Bài tập hóa 9 chương 1 phần 2"

  1. Unknown3/17/16, 11:54 AM

    Hướng dẫn giải bài tập hóa 9 : https://www.youtube.com/playlist?list=PLG37n57O_9CnkudG2w13I_2g7LqoYxH9c

    ReplyDelete
    Replies
      Reply
Add comment
Load more...

← Newer Post Older Post ⇒ Home
Subscribe to: Post Comments (Atom)

Bài xem nhiều

  • Cách tính phân tử khối.
    Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon ( cho biết sự nặng nhẹ tương đối giữa các phân tử). Phân tử khối bằng tổn...
  • Cách vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
    Bài 1: Cho các từ và cụm từ : Nguyên tử, nguyên tố, nguyên tử khối , proton, electron, cùng loại, hạt nhân, khối lượng, nơtron. Hãy điền ...
  • Tính chất hóa học của axit.
    Axit có những tính chất hóa học làm đổi màu giấy quì tím, tác dụng với kim loại, với bazơ, oxit bazơ, muối.
  • Tính khối lượng thực của nguyên tử
    Chúng ta đã biết khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon đvC. Có khi nào các bạn thắc mắc là sao lại dùng đvC và khối lượng ...
  • Bài ca hóa trị
    Việc nhớ hóa trị của các nguyên tố hóa học trở nên dễ dàng hơn nếu Bài ca hóa trị được phổ nhạc! Ka li, I ốt, Hiđrô Natri với Bạ...

Các chuyên mục tiêu biểu

Bài giảng hóa 8 Bài tập SGK hóa 8 Bài tập SGK hóa 9 Bài tập hóa 8 Bạn có biết Hóa học 8 Hóa học 9 Hóa học vui Hóa học đời sống Hóa học ứng dụng Hóa nâng cao 8 Hóa nâng cao 9 Trắc nghiệm hóa 8 Trắc nghiệm hóa 9
Copyright 2014 Học tốt hóa học 8-9 - All Rights Reserved Edit by Người yêu hóa - Powered by Blogger