Cuộc sống xung quanh luôn đặt cho chúng ta những câu hỏi vì sao vô cùng "hóc búa". Và việc tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó là một trãi nghiệm rất thú vị.
1. Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn?
Cồn là dung dịch rượu etylic (
C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn
75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn
75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh, hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thắm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn
75o thì hiệu quả sát trùng kém.
2. Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt.
3. “Ma trơi” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu?
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin
PH3 và lẫn một ít điphotphin
P2H4.
Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150
oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin
P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2
PH3 + 4
O2 →
P2O5 + 3
H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng "ma trơi" chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp "ma trơi" ở các nghĩa địa vào ban đêm.
4. Tại sao nước máy lại có mùi khí Clo?
Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho một lượng nhỏ khí Clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí Clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:
Cl2 +
H2O ↔ HClO + HCl
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên Clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi Clo.
5. Vì sao khi bị bệnh cảm, ta hay dùng bạc để “đánh gió”?
Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí
H2S tương đối cao. Chính lượng
H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí
H2S. Do đó, lượng
H2S trong cơ thể giảm và ta sẽ dần hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:
4Ag + 2
H2S +
O2 → 2
Ag2S↓ + 2
H2O
6. Vì sao ta không thể dập tắt đám cháy của các kim loại mạnh: K, Na, Mg,… bằng khí CO2
Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển
CO2. Chẳng hạn:
2Mg +
CO2 → 2MgO + C
Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy:
C +
O2 →
CO2
7. Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi?
Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.
8. Vì sao khi mở nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra?
Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic
CO2. Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép
CO2 hòa tan vào nước ngọt. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại.
Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên
CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi.
Vào mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí
CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên
CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra
CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.
9. Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn?
Sau những cơn mưa, nếu dạo bước trên đường phố, đồng ruộng, ta sẽ cảm thấy không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là do:
- Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
- Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi.
Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong lành, tươi mát.
Do vậy sau
cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong lành, tươi mát.
10. Vì sao trước khi thi đấu các VĐV thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay?
Loại bột màu trắng có tên gọi là “Magiê cacbonat” (
MgCO3) mà người ta thường hay gọi là “ bột magiê”.
MgCO3 là loại bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm rất tốt.
Khi tiến hành thi đấu, bàn tay của các vận động viên thường có nhiều mồ hôi. Điều đó đối với các vận động viên thi đấu thể thao hết sức bất lợi. Khi có nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay sẽ làm giảm độ ma sát khiến các vận động viên sẽ không nắm chắc được các dụng cụ khi thi đấu. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến thành tích mà còn gây nguy hiểm khi trình diễn.
MgCO3 có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao giúp vận động viên có thể nắm chắc dụng cụ và thực hiện các động tác chuẩn xác hơn.
Ngoài ra với các vận động viên giàu kinh nghiệm, họ có thể lợi dụng khoảnh khắc “xoa bột” làm giảm bớt tâm lý căng thẳng; sắp xếp lại trình tự thực hiện thao tác, định hình lại các yếu lĩnh, ổn định tâm lý để thực hiện tốt các thao tác thi đấu.
Sưu tầm