Chúng ta cùng giải những bài tập trong SGK để hiểu thêm về vật thể và chất
Bài 1 trang 11 SGK Hóa học 8
a)
Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.
Gợi ý:
- Hai vật thể tự nhiên : nước, cây,...
- Hai vật thể nhân tạo : ấm nước, bình thủy tinh,...
b)
Vì sao nói được "ở đâu có vật thể, ở đó có chất ?"
Ta biết trong tự nhiên chất có mặt ở khắp nơi từ trong vật thể tự nhiên đến vật thể nhân tạo (bao gồm chất hay hỗn hợp một số chất). Do đó, ta có thể nói rằng, ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
Bài 2 trang 11 SGK Hóa học 8
Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng :
a) Nhôm ; b) Thủy tinh c) Chất dẻo.
Gợi ý:
a) Nhôm : Ấm đun nước, muỗng cafe, xoong nồi,...
b) Thủy tinh : Ly nước, chậu cá kiểng, mắt kính,...
c) Chất dẻo : Rỗ, thau nhựa, thùng đựng rác, đũa,...
Bài 3 trang 11 SGK Hóa học 8
Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong những câu sau:
a)
Cơ thể người có 63 - 68% về khối lượng là
nước.
b)
Than chì là chất dùng làm
lõi bút chì.
c)
Dây điện làm bằng
đồng được bọc một lớp
chất dẻo.
d)
Áo may bằng sợi bông (95 - 98% là
xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng
nilon (một thứ tơ tổng hợp).
e)
Xe đạp được chế tạo từ
sắt, nhôm, cao su,...
Gợi ý:
- Vật thể : Cơ thể người, lõi bút chì, dây điện, áo, xe đạp.
- Chất : nước, than chì, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su.
Bài 4 trang 11 SGK Hóa học 8
Hãy so sánh tính chất : màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất muối ăn, đường và than.
Gợi ý: Ta so sánh qua bảng sau:
|
Màu
|
Vị
|
Tính tan trong nước
|
Tính cháy được
|
Đường
|
Nhiều màu
|
Ngọt
|
Tan
|
cháy
|
Muối ăn
|
Trắng
|
Mặn
|
Tan
|
không
|
Than
|
Đen
|
Không
|
Không
|
cháy
|
Bài 5 trang 11 SGK Hóa học 8
Chép vào vở những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ phù hợp :
"Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được.....Dùng dụng cụ đo mới xác định được... của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải....."
Gợi ý: Các chữ in nghiêng đậm là từ cần điền
"Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được thể, màu...Dùng dụng cụ đo mới xác định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng... của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải làm thí nghiệm..."
Bài 6 trang 11 SGK Hóa học 8
Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là khí cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta.
Gợi ý: Để có thể nhận biết được khí cacbonic có trong hơi thở, ta làm như sau : lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong và thổi hơi thở sục qua. Khi quan sát, ta thấy ly nước vôi bị vẩn đục. Vậy trong hơi thở của ta có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.
Bài 7 trang 11 SGK Hóa học 8
a) Hãy kể hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.
Gợi ý:
- Giống nhau : đều là chất lỏng, không màu, có thể hòa tan các chất khoáng.
- Khác nhau : - nước cất là nước tinh khiết, có thể pha chế được thuốc tiêm.
-
nước khoáng chứa nhiều chất tan, nó là một hỗn hợp.
b)
Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng và nước cất, uống nước nào tốt hơn ?
Gợi ý:
Nước khoáng uống tốt hơn nước cất vì nó có một số chất hòa tan có lợi cho cơ thể,
nước cất uống có thể chậm tiêu hóa hơn so với nước khoáng.
Bài 7 trang 11 SGK Hóa học 8
Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196 độ C, oxi lỏng sôi ở - 183 độ C. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí ?
Gợi ý:
Nitơ lỏng sôi ở -196 độ C, oxi lỏng sôi ở - 183 độ C cho nên ta có thể tách riêng hai khí này bằng cách hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Sau đó điều chỉnh nhiệt độ của không khí đến -196 độ C, nitơ lỏng sôi và bay hơi trước, ta thu được nitơ, còn oxi lỏng đến - 183 độ C mới sôi. Vậy là dựa vào tính chất vật lý của mỗi chất, ta đã tách riêng được hai khí oxi và nitơ.