• Giải bài tập Toán
  • Sitemap
  • Liên hệ

Học tốt hóa học 8-9

Góp nhặt và chia sẻ các kiến thức hóa học 8-9.

  • Hóa học 8
    • Bài giảng hóa 8
    • Bài tập hóa 8
  • Hóa học 9
    • Bài giảng hóa 9
    • Bài tập hóa 9
  • Trắc nghiệm
    • Trắc nghiệm hóa 8
    • Trắc nghiệm hóa 9
  • Phương pháp
Phương pháp Tính theo phương trình hóa học

Tính theo phương trình hóa học

Phương pháp

I. Phương pháp chung :

Để giải được các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học lớp 8 ta cần nắm được các nội dung:
  • Chuyển đổi giữa khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất
  • Viết đầy đủ chính xác phương trình hoá học xảy ra.
  • Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
  • Chuyển đổi số mol thành khối lượng (m = n.M) hoặc thể tích chất khí ở đktc ( V= n.22,4).
PTHH

II. Một số dạng bài tập:

1. Bài toán dựa vào số mol tính khối lượng hoặc thể tích chất tham gia (hoặc chất tạo thành)

a. Cơ sở lý thuyêt:

 - Tìm số mol chất đề bài cho: n = mM   hoặc n = V22,4 
 - Lập phương trình hoá học
 - Dựa vào tỉ lệ các chất có trong phương trình tìm ra số mol chất cần tìm
 - Chuyển đổi ra số gam hoặc thể tích chất cần tìm.

b. Bài tập vận dụng:

Ví dụ: Cho 6,5 gam Zn tác dụng với axit clohiđric .Tính :
a.      Thể tích khí hiđro thu được sau phản ứng (đktc)?
b.      Khối lượng axit clohiđric đã tham gia phản ứng?
Bài giải
Ta có nZn = mM = 6,565 = 0.1 mol
PTHH : Zn       +       2HCl    →     ZnCl2    +    H2
             1 mol            2 mol                                   1 mol
             0,1 mol         x ? mol                                y ? mol
Theo phương trình phản ứng, ta tính được:
x = 0,2 mol và y = 0,1 mol
- Vậy thể tích khí hiđro : V = n.22,4 = 0,1. 22,4 = 2,24 lít
- Khối lượng axit clohiđric : m = n.M = 0,2.36,5 = 7,3 gam


2. Tìm chất dư trong phản ứng

a. Cơ sở lí thuyết :

Trong trường hợp bài toán cho biết lượng cả 2 chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong 2 chất tham gia sẽ có một chất phản ứng hết, chất còn lại có thể hết hoặc dư sau khi phản ứng kết thúc. Do đó phải tìm xem trong 2 chất tham gia phản ứng chất nào phản ứng hết.
Giả sử ta có PTPU: 
 aA + bB → cC + dD
Ta thực hiện như sau:
➥ Lập tỉ số: nAa và nBb
Trong đó: 
nA : số mol chất A theo đề bài
nB : số mol chất B theo đề bài
➥ So sánh 2 tỉ số :
- nếu nAa > nBb : Chất A hết, chất B dư

- nếu nAa < nBb : Chất B hết, chất A dư.
➥ Tính các lượng chất theo chất phản ứng hết.

b. Bài tập vận dụng

Ví dụ:  Đốt cháy 6,2 gam Photpho trong bình chứa 6,72 lít khí Oxi ở đktc. Hãy cho biết sau khi cháy
a.      Photpho hay oxi chất nào còn dư ?
b.     Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu gam ?
Giải:    
a. Xác định chất dư:
    nP  = mM  = 6,231 = 0,2 mol
   
   nO2= v22,4 = 6,7222,4 = 0,3mol
    
PTHH:      4P   +    5O2   to→ 2P2O5
   
Lập tỉ lệ :  0,24 = 0,5 < 0,35 = 0,6
                           
Sau phản ứng Oxi dư, nên sẽ tính toán theo lượng chất đã dùng hết là 0,2 mol P

b. Chất được tạo thành : P2O5
Theo phương trình hoá học :       4P   +    5O2   to→    2P2O5
                                                 4 mol                          2 mol
                                                0,2 mol                        x?mol
                  
Suy ra:  x = 0,1 mol.
Khối lượng P2O5:   m =   n.M  =  0,1 . 142   = 14,2 gam.

3. Bài tập tính hiệu suất của phản ứng

a. Cơ sở lí thuyết:

Trong thực tế, một phản ứng hoá học xảy ra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, chất xúc tác...làm cho chất tham gia phản ứng không tác dụng hết, nghĩa là hiệu suất dưới 100%. Hiệu suất của phản ứng được tính theo một trong 2 cách sau:

Cách 1: Hiệu suất phản ứng liên quan đến khối lượng sản phẩm:

H% = Khối lượng sản phẩm thực tếKhối lượng sản phẩm lý thuyết . 100%

Cách 2: Hiệu suất phản ứng liên quanđến chất tham gia:

H% = Khối lượng chất tham gia thực tếKhối lượng chất tham gia lý thuyết . 100%

Chú ý:
- Khối lượng thực tế là khối lượng đề bài cho
- Khối lượng lý thuyết là khối lượng tính theo phương trình

b. Bài tập vận dụng

Ví dụ:  Nung 150 kg CaCO3 thu được 67,2 kg CaO. Tính hiệu suất phản ứng.
Bài giải
Phương trình hoá học :              CaCO3         to→        CaO     +   CO2
                                                    100 kg                     56 kg
                                                    150 kg                      x ? kg
Khối lượng CaO thu được (theo lý thuyết) là:
 x = 150.56100 = 84 kg
Hiệu suất phản ứng: 
H = 67,284 . 100% = 80%
                                  
Cảm ơn các bạn đã chia sẻ!
Tweet
Tính theo phương trình hóa học Title : Tính theo phương trình hóa học
Description : I. Phương pháp chung : Để giải được các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học lớp 8 ta cần nắm được các nội dung: Chuyển đổi gi...
Rating : 5

6 Lời góp ý cho "Tính theo phương trình hóa học"

  1. Anonymous2/18/16, 6:38 PM

    có app giải hóa thì tốt, cứ gõ đề lên, nó giải hộ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sonong2/18/16, 8:53 PM

      Sẽ có, bạn chờ nhé!

      Delete
      Replies
        Reply
    2. Unknown9/28/18, 7:17 PM

      Đốt cháy 6,2 gam Photpho trong bình chứa 6,72 lít khí Oxi ở đktc. Hãy cho biết sau khi cháy
      a. Photpho hay oxi chất nào còn dư ?
      b. Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu gam ?

      Delete
      Replies
        Reply
    3. Reply
  2. Unknown10/6/18, 7:50 PM


    Ngắn gọn quá có một số chỗ conf chưa hiêủ mong ad giải thích kĩ hơn

    ReplyDelete
    Replies
      Reply
  3. Unknown12/7/18, 9:25 PM

    very good guy.

    ReplyDelete
    Replies
      Reply
  4. Unknown4/7/19, 8:41 PM

    Mong app giai bai nay a
    Haˋo tan 6,3 gam gôˋm Na vaˋ CuO vaˋo nứơc đươc 1,12 l H2 vaˋ dung dich X chứa 2 bagiơ
    A;tính khối lương mỗi chất
    B; tính khối lương mỗi bagiơ trong x

    ReplyDelete
    Replies
      Reply
Add comment
Load more...

← Newer Post Older Post ⇒ Home
Subscribe to: Post Comments (Atom)

Bài xem nhiều

  • Cách tính phân tử khối.
    Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon ( cho biết sự nặng nhẹ tương đối giữa các phân tử). Phân tử khối bằng tổn...
  • Cách vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
    Bài 1: Cho các từ và cụm từ : Nguyên tử, nguyên tố, nguyên tử khối , proton, electron, cùng loại, hạt nhân, khối lượng, nơtron. Hãy điền ...
  • Tính chất hóa học của axit.
    Axit có những tính chất hóa học làm đổi màu giấy quì tím, tác dụng với kim loại, với bazơ, oxit bazơ, muối.
  • Tính khối lượng thực của nguyên tử
    Chúng ta đã biết khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon đvC. Có khi nào các bạn thắc mắc là sao lại dùng đvC và khối lượng ...
  • Bài ca hóa trị
    Việc nhớ hóa trị của các nguyên tố hóa học trở nên dễ dàng hơn nếu Bài ca hóa trị được phổ nhạc! Ka li, I ốt, Hiđrô Natri với Bạ...

Các chuyên mục tiêu biểu

Bài giảng hóa 8 Bài tập SGK hóa 8 Bài tập SGK hóa 9 Bài tập hóa 8 Bạn có biết Hóa học 8 Hóa học 9 Hóa học vui Hóa học đời sống Hóa học ứng dụng Hóa nâng cao 8 Hóa nâng cao 9 Trắc nghiệm hóa 8 Trắc nghiệm hóa 9
Copyright 2014 Học tốt hóa học 8-9 - All Rights Reserved Edit by Người yêu hóa - Powered by Blogger