Lần đầu được làm quen với môn
hóa học, ta ngẩn người ra quan sát cô giáo làm thí nghiệm. Cô cho dung dịch Natrihidroxit vào dung dịch đồng (II) oxit (là cô nói thế chứ ta làm gì biết đó là chất gì) và hình như trong ống nghiệm xuất hiện màu xanh, cô bảo đó là đồng (II) hidroxit...Tiết hóa đầu tiên kết thúc trong sự tiếc nuối. Ta háo hức mong chờ đến bài học hôm nay, cô giáo bảo sẽ được tìm hiểu về
vật thể và chất.
1. Vật thể và chất:
Bài học được bắt đầu với một câu hỏi của cô giáo
các em hãy cho ví dụ về một số vật dụng "có mặt" trong đời sống hằng ngày. Câu hỏi này dễ, hầu như bạn nào cũng trả lời được. Một loạt các vật dụng từ sách, vở, bút, mực... cho đến cây cối, đất đá... đã được các bạn kể ra. Cô giáo "nhìn" vào các vật dụng vừa kể và cho biết đó chính là những vật thể.
a. Vật thể:
Vật thể là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong
không gian. Vật thể gồm 2 loại:
- Vật thể tự nhiên: cây cối, đất đá, trái cây…
- Vật thể nhân tạo: con dao, quyển vở…
|
Vật thể nhân tạo. |
b. Chất
Chất là những nguyên liệu tạo nên
vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
Ví dụ: Oxi, nhôm, đồng, cacbon....
2. Tính chất của chất:
- Mỗi chất đều có
những tính chất đặc trưng( tính chất riêng).
- Tính chất của chất:
- Tính chất vật lý:
màu, mùi, vị, khối lương riêng, nhiệt độ sôi ,nhiệt độ nóng chảy, trạng thái, tính dẫn nhiệt, dẫn điện...
- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi chất này thành chất khác (cháy, nổ, tác dụng với chất khác)
3. Hỗn hợp:
a. Hỗn hợp:
Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần.
Ví dụ: không khí, nước sông…
- Hỗn hợp gồm có 2 loại: hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
-Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.
+ Muốn tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp, phải dựa vào tính chất đặc trưng khác nhau của các chất trong hỗn hợp.
b. Chất tinh khiết:
Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác. Ví dụ: nước cất…
Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi.
- Khi tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp ta thu được các chất tinh khiết.
- Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp người ta có thể sử dụng các phương pháp vật lý và hoá học: tách, chiết, gạn, lọc, cho bay hơi, chưng cất, dùng các phản ứng hoá học.
Title :
Vật thể - chất - Hỗn hợp
Description : Lần đầu được làm quen với môn hóa học , ta ngẩn người ra quan sát cô giáo làm thí nghiệm. Cô cho dung dịch Natrihidroxit vào dung dịch đồng...
Rating :
5