Hoàn thành những bài tập dưới đây, chắc chắn các bạn sẽ khắc sâu hơn những tính chất hóa học của oxit.
Câu 1: Có những chất sau:
a. H2O, b. KOH, c. K2O, d. CO2.
Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau.
Câu 2: Cho những oxit sau: CaO, Fe2O3,P2O5,
SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với các chất sau?
a. Nước b. Axit clohiđric c. Natri hiđroxit
Viết các phương trình hóa học.
Câu 3: Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh
đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit; em hãy chọn chất thích hợp
điền vào các sơ đồ phản ứng sau:
a. Axit sunfuric + ………………….. --- > Kẽm sunfat + Nước
b. Natri hiđroxit + …………………. --- > Natri sunfat + Nước
c. Nước +
………………… --- > Axit sunfurơ
d. Nước + …………………. --- > Canxi
hiđroxit
e. Canxi oxit + …………………. --- > Canxi cacbonat
Dùng các công thức
hóa học để viết tất cả những phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng trên.
Câu 4: Cho những oxit sau: CO2, SO2,
Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng được với:
a. Nước, tạo thành dung dịch axit.
b. Nước, tạo thành dung dịch bazơ.
c. Dung dịch axit, tạo thành muối và nước.
d. Dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.
Viết các phương
trình hóa học.
Câu 5: Có những oxit sau: H2O, SO2,
CuO, CO2, CaO, MgO. Hãy cho biết những oxit nào có thể điều chế bằng:
a. Phản ứng hóa hợp? Viết phương trình hóa học.
b. Phản ứng phân hủy? Viết phương trình hóa
học.
Câu 6: Các
oxit tác dụng được với nước là?
A. PbO2, K2O, SO3 C. BaO, K2O,
N2O5
B. Al2O3, NO, SO2 D. CaO, FeO,
NO2
Câu 7: Oxit
axit tác dụng được với các chất nào sau đây?
A. H2O, H2CO3,
KOH C. Ca(OH)2,
FeO, CO
B. HCl, LiOH, BaO D. H2O, Ba(OH)2,
Na2O
Câu 8: BaO
tác dụng được với các chất nào sau đây?
A. H2O,
NO, KOH C.
NaOH, SO3, HCl
B. P2O5,
CuO, CO D.
H2O, H2CO3, CO2
Câu 9: Các
cặp chất tác dụng được với nhau là?
A. PbO
và H2O, BaO và SO2 C. MgO
và H2O, NaOH và CO2
B Na2O
và SO3, CaO và H2CO3 D. CuO và N2O5,
P2O5 và KOH