Ta dễ dàng tính PTK của một nguyên tố khi biết tên nguyên tố đó. Ngược lại, biết PTK liệu có thể tìm ra tên của nguyên tố đó không?
Để giải đáp thắc mắc trên ta thử làm bài tập sau:
Một hợp chất A gồm 1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử Oxi và nặng hơn phân tử hiđro 22 lần.
a. Tính phân tử khối hợp chất.
b. Tính NTK của X , cho biết tên và KHHH
Cách giải:
Phân tử hidro (H2) có PTK = 2 . 1 = 2
Hợp chất A nặng hơn phân tử hidro 22 lần, nghĩa là PTK của hợp chất A: 2.22 = 44 (1)
1 nguyên tử X liên kết với 2 nguyên tử O nên hợp chất A(1X; 2O) có PTK = X + 2.16 = X + 32 (2)
Từ (1) và (2), ta có X + 32 = 44
Suy ra X = 44 – 32 = 12
Vậy X là nguyên tố cacbon, KHHH là C.
*Lưu ý: Ta cũng có thể giải theo cách ngắn gọn hơn:
H2 = 1.2 = 2
XO2 = 22 H2
XO2 = 22 . 2 = 44
Mà XO2 = X + 16 . 2
Nên X +32 = 44
Suy ra X = 12
Vậy X là nguyên tố cacbon, KHHH là C.
Như vậy rõ ràng là nếu biết
PTK của một
nguyên tố hóa học, ta có thể biết tên của
nguyên tố đó và ngược lại
Hãy bắt tay giải ngay một số bài tập, sẽ giúp bạn ghi nhớ
cách tìm ra tên nguyên tố khi biết PTK của nguyên tố đó.
Bài 1:
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần.
1. Tính phân tử khối hợp chất.
2. Tính NTK X , cho biết tên và KHHH.
Gợi ý :
1. H2 = 1.2 = 2
X2O = 31 H2
X2O = 31.2 = 62
PTK = 62
2. Mà X2O = 2.X + 16
Nên: 2X + 16 = 62 --> X = 23 Suy ra X là Natri, KHHH Na
Bài 2:
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử photpho 2 lần.
1. Tính phân tử khối hợp chất.
2. Tính NTK X , cho biết tên và KHHH.
Gợi ý :
1. PTK = 62
2. X = 23 Suy ra X là Natri (Na)
Bài 3
Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử oxi 2 lần.
1. Tính phân tử khối hợp chất.
2. Tính NTK X , cho biết tên và KHHH.
Gợi ý :
1. PTK = 64
2. X = 32 Suy ra X là Lưu huỳnh (S)