Hóa trị của các nguyên tố hóa học giúp chúng ta lập nên công thức hóa học của một hợp chất.
Có một hợp chất được tạo bởi 2Al; 3S; 12O. Ta thử viết công thức hợp chất đó là Al2S3O12 có được không!? Trong thực
tế thì hoàn toàn không tồn tại chất có công thức Al2S2O12
mà chỉ có công thức Al2(SO4)3. Vậy làm cách
nào chúng ta lập được đúng CTHH Al2(SO4)3 mà không
phải là Al2S3O12?
Để giải quyết vấn đề đó, người ta dựa vào khả năng liên kết
giữa nguyên tử này với nguyên tử khác, khả năng này được biểu thị bởi một con
số gọi là
hóa trị.
Hóa trị của một nguyên tố là gì?
I. Cách xác định hóa trị của một nguyên tố:
1. Dựa vào khả năng liên kết với số nguyên tử H
Người ta quy ước chọn hóa trị của nguyên tố H bằng I. Từ đó suy ra hóa trị của các
nguyên tố khác
Ví dụ: Hãy cho biết hóa trị của các nguyên tố Cl, O, N dựa
vào hóa trị của H là I
Xem câu trả lời ở bảng bên dưới:
Tên gọi
|
CTHH
|
Cấu tạo
|
Hóa trị
|
Giải thích
|
Axit clohidric
|
HCl
|
H-Cl
|
Cl hóa tri I
|
Xung quanh Clo có 1
liên kết
|
Nước
|
H2O
|
H-O-H
|
O hóa trị II
|
Xung quanh O có 2
liên kết
|
Amoniac
|
NH3
|
|
N hóa trị III
|
Xung quanh Nitơ có
3 liên kết
|
Như vậy, dựa vào số nguyên tử H, ta nhanh chóng xác định
được hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất với Hidro.
2. Hoá trị của nhóm nguyên tử được xác định qua khả năng liên kết
với số nguyên tử H:
Chẳng hạn, ta có:
* H2SO4 trong hợp chất có 2 nguyên tử H nên nhóm SO4 có hóa trị II
* H3PO4 trong hợp chất có 3 nguyên tử
H nên nhóm PO4 có hóa trị III
3. Dựa vào khả năng liên kết với nguyên tử O:
Hóa trị còn được xác định gián tiếp qua nguyên tố O hóa trị
II
Ví dụ: Trong hợp chất K2O, CaO, CO2, các nguyên tố K, Ca, C có hóa trị như sau:
Tên gọi
|
CTHH
|
Cấu tạo
|
Hóa trị
|
Giải thích
|
Kali oxit
|
K2O
|
K-O-K
|
K hóa trị I
|
2K liên kết với O
bằng 2 đơn vị
|
Canxi oxit
|
CaO
|
Ca=O
|
Ca hóa trị II
|
nguyên tử Ca có khả năng
liên kết như O
|
Cacbondioxit
|
CO2
|
C=O=C
|
C hóa trị IV
|
1C có khả năng liên
kết như 2O
|
Kết luận:
Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của
nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị (hóa trị I) và hóa trị của O là hai đơn vị (hóa trị II).
II. Quy tắc hóa trị:
1. Quy tắc:
"Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia"
2. Bài tập vận dụng:
a. Tìm hóa trị của 1 nguyên tố.
Để tính hóa trị của một nguyên tố ta thực hiện như sau:
- Gọi a (b, c,…) là hóa trị của nguyên tố cần tìm.
- Dựa vào quy tắc hóa trị để tìm a (b, c,…)
Ví dụ1: Tìm hóa trị Cu trong
CuCl2, biết Cl có hóa trị I
Giải:
Gọi a là hóa trị của Cu, theo qui tắc hóa trị, ta có : 1.a = I.2
Suy ra a = II
Vậy Cu có hóa trị II.
Ví dụ 2: Tính hóa trị của sắt trong hợp chất
FeSO4.
Giải:
Trường hợp trong công thức hóa học của hợp chất có nhóm nguyên tử thì ta coi nhóm nguyên tử giống như một nguyên tố.
Ở đây, nhóm nguyên tử
SO4 có hóa trị II
Gọi hóa trị của Fe là a, ta có: 1 x a = 2 x I, rút ra: a = II.
Vậy hóa trị của sắt trong hợp chất
FeSO4 là II
Chú ý: Vì mỗi nguyên tố có thể có một hay nhiều hóa trị nên khi nói hóa trị của nguyên tố phải nói trong hợp chất nào.
b. Lập CTHH của hợp chất theo hoá trị.
Để lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị ta làm như sau:
- Viết công thức dạng chung: AxBy
- Áp dụng quy tắc về hóa trị: x.a =y.b với a,b lần lượt là hóa trị của nguyên tố A và B.
- Chuyển thành tỉ lệ, tìm x, y.
- Viết thành công thức hóa học.
Ví dụ: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi C(IV) và O(II).
Giải:
- Công thức dạng chung: CxOy
- Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có: IV.x=II.y
- Rút ra tỉ lệ: x:y = 2:4=1:2
- Lấy x=1, y=2
Vậy CTHH của hợp chất trên là:
CO2
Lưu ý: Để ghi nhớ hóa trị của các nguyên tố, ngoài việc siêng năng làm bài tập, các bạn nên học thuộc bài ca hóa trị.
Title :
Hóa trị của các nguyên tố hóa học.
Description : Hóa trị của các nguyên tố hóa học giúp chúng ta lập nên công thức hóa học của một hợp chất. Có một hợp chất được tạo bởi 2Al; 3S; 12O....
Rating :
5