Bài 1: Trong cuộc sống xung quanh,
vật thể được tạo nên từ các chất như kim loại, gỗ, thuỷ tinh, chất dẻo, giấy, ...
Hãy lấy thí dụ vật thể tạo nên từ các chất trên.
Bài 2: Trong các ý sau, từ nào chỉ vật thể, từ nào chỉ chất:
a. Dây điện bằng đồng hoặc nhôm
b. Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa
c. Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su
d. Nước biển gồm nước, muối và một số chất khác
Bài 3: Hãy cho thí dụ về:
a. Một vật thể được tạo ra bởi nhiều chất.
b. Một chất được dùng để tạo ra nhiều vật thể.
Bài 4: Các vật thể sau có thể được làm bằng những chất nào( ứng với mỗi vật thể, hãy nêu hai chất):
a. Cái chai b. cái chìa khóa c. ấm đun nước
Bài 5: Các chất sau được dùng để chế tạo ra những vật thể nào:
a. Sắt b. Nhôm c. Đồng d. Thủy tinh e. Chất dẻo(nhựa)
Ứng với mỗi chất, hãy cho 3 ví dụ.
Bài 6: Hãy viết chữ “Đ” cho câu đúng và “S” cho câu sai :
Một trong các tính chất của chất là :
A. hình dạng
B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi
C. màu sắc
D. kích thước
E. tính tan
Bài 7: Căn cứ vào tính chất nào mà:
a. Đồng, nhôm được dùng làm ruột day điện , còn cao su được dùng làm vỏ dây điện?
b. Bạc dùng để tráng gương?
c. Nhôm được dùng làm soong nồi?
d. Than được dùng để đốt lò?
Bài 8: Thay vì phải dùng nồi đất nồi đồng để đun nấu như ngày xưa, giờ người ta dùng nồi nhôm. Phải chăng nồi nhôm có ưu điểm hơn?
Bài 9: Để xác định tính chất của một chất, người ta dùng các phương pháp thích hợp. Hãy ghép những phương pháp ở cột II sao cho phù hợp với tính chất của chất cần xác định ở cột I.
Tính chất của chất (I)
|
Phương pháp xác định (II)
|
A. Màu sắc
|
1. Cân
|
B. Khối lượng riêng
|
2. Đo thể tích
|
C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi
|
3. Làm thí nghiệm
|
D. Tính chất hoá học
|
4. Quan sát
|
|
5. Dùng ampe kế
|
|
6. Dùng nhiệt kế
|
Bài 10: Nước muối bão hoà được dùng làm chất “tải lạnh” trong sản xuất nước đá. Người ta ngâm các khay đựng nước sạch trong bể đựng nước muối bão hoà rồi làm lạnh nước muối bão hoà, nước trong khay sẽ chuyển thành nước đá, còn nước muối thì không. Hãy giải thích.
Bài 11: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau : Ở áp suất khí quyển :
A. Nước cất sôi ở 100 oC.
B. Nước muối có nhiệt độ sôi nhỏ hơn 100 oC.
C. Nước đường đông đặc ở nhiệt độ lớn hơn 0 oC.
D. Nước cất đông đặc ở nhiệt độ nhỏ hơn 0 oC.
Bài 12: Có hai cốc đựng 2 chất lỏng trong suốt : nước cất và nước muối. Hãy nêu 5 cách khác nhau để
phân biệt 2 cốc đựng 2 chất lỏng trên.
Bài 1: :
* Vật thể được tạo nên từ kim loại : xoong, nồi, ấm, thùng, chậu …
* Vật thể được tạo nên từ gỗ : bàn, ghế, tủ, giường.
* Vật thể được tạo nên từ thủy tinh : cốc, chén, lọ hoa, bình …
* Vật thể được tạo nên từ chất dẻo : dép, ống dẫn nước, vỏ bọc dây điện …
* Vật thể được tạo nên từ giấy : sách, vở, tranh, ảnh …
Bài 2:
* Các từ chỉ vật thể:
a. Dây điện - b. Lưỡi dao, cán dao
c. Xe đạp - d. Nước biển - e. Không khí
* Các từ chỉ chất:
a. Đồng, nhôm - b. Sắt, nhựa - c. Sắt, nhôm, cao su
d. nước, muối, chất khác - e. Oxi, nitơ, khí cacbonic
Bài 3:
a. Cái bút máy (ngòi bút bằng kim loại, thân bút bằng nhựa, rụt bút bằng cao su,...)
b. Đồng làm dây điện, chìa khóa, vỏ đạn....
Bài 4:
a. Cái chai: thủy tinh, nhựa...
b. Cái chìa khóa: đồng, sắt....
c. Ấm đun nước: nhôm, đồng...
Bài 5:
a. Sắt: máy móc, ô tô, cầu...
b. Nhôm: máy bay, nồi, thùng máy....
c. Đồng: dây điện, chìa khóa, lư...
d. Thủy tinh: chai, kính, bóng đèn,...
e. Chất dẻo: giày dép, đồ chơi, cốc chén
Bài 6:
A. Sai
B. Đúng
C. Đúng
D. Sai
E. Đúng
Bài 7:
a. Đồng nhôm: dẫn điện tốt(ruột dây điện), cao su nhựa cách điện(vỏ dây điện)
b. Bạc: có ánh kim, phản xạ được ánh sáng.
c. Nhôm: dẫn nhiệt tốt
d. Than: cháy được, khi cháy tỏa nhiều nhiệt
Bài 8: Đúng vậy do nồi nhôm có ưu điểm hơn:
* Nồi đất: dẫn nhiệt kém, không bền, dễ vỡ, nặng
* Nồi đồng: đắt tiền, nặng, khi tiếp xúc với một số thức ăn hoặc rửa không kỹ có thể tạo ra một số chất gây nhiễm độc cho cơ thể
* Nồi nhôm: rẻ tiền(so với nồi đồng), dẫn nhiệt tốt, nhẹ, bền, sach, hợp vệ sinh
Bài 9:
A. .....4
B. .....1 và 2
C. ......6
D. ......3
Bài 10:
Chất nguyên chất có nhiệt độ đông đặc cao hơn hỗn hợp, vì vậy nước muối đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn nước nguyên chất.
Bài 11: Câu đúng là câu A.
Bài 12: Phân biệt 2 cốc đựng chất lỏng trong suốt :
Cách 1 : Thử vị của chất lỏng, cốc có vị mặn là nước muối.
Cách 2 : Lấy 2 thể tích dung dịch bằng nhau đem cân, cốc nào nặng hơn là nước muối.
Cách 3 : Lấy mỗi cốc 1 ít đem cô cạn 2 cốc, cốc có có chất rắn trắng kết tinh là cốc nước muối.
Cách 4 : Đo nhiệt độ sôi của 2 cốc, cốc có nhiệt độ sôi thấp hơn là nước.