Một số bài tập hóa 8 nâng cao cho các bạn học sinh giỏi trổ tài. Rất hoan nghênh các bạn cùng "ra tay" để chia sẻ nhiều cách giải hay.
Bài 1:
Cho hỗn hợp 2 kim loại Na và Fe vào một lượng H2O (lấy dư), sau khi kết
thúc phản ứng thu được 160 gam dung dịch A
và một lượng khí phản ứng vừa đủ với 40 (g) bột Đồng (II) oxit (CuO) ở nhiệt độ cao.
Tính Nồng độ phần trăm của dung dịch
A
Bài 2:
Hãy
nhận biệt các lọ mất nhãn sau bằng phương
pháp hóa học CaO, P2O5, Al2O3 (Viết phương trình phản ứng nếu có)
Bài 3:
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
FeS2 +
O2 --> SO2 + Fe2O3
FexOy +
CO --> FeO + CO2
FexOy +
HCl --> Fe$Cl_{2y/x}$ + H2O
KMnO4
+ HCl $\to$ KCl +
MnCl2 + Cl2 + H2O
Bài 4:
Hỗn hợp X chứa
a mol CO2, b mol H2 và c mol SO2. Hỏi a, b, c phải có tỉ
lệ như thế nào để tỉ khối của X so
với khí oxi bằng 1,375.
Bài 5:
a. Nung hoàn toàn 15,15 gam chất rắn A thu được chất rắn B và
1,68 lít khí oxi (ở đktc). Trong hợp chất B
có thành phần % khối lượng các nguyên tố: 37,65% Oxi, 16,75% Nitơ còn lại là
Kali. Xác định công thức hóa học của B và A. Biết rằng công thức đơn giản nhất
chính là công thức hóa học của A, B
b. Một hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C đối với O là mC : mO = 3 : 8
Xác định công thức phân tử của hợp
chất khí X (Biết rằng công thức đơn
giản nhất chính là công thức phân tử của
X)
Bài 6:
Nung không hoàn toàn 24,5 gam KClO3 một thời gian thu được 17,3 gam chất rắn A và khí B. Dẫn toàn bộ khí B vào
bình 1 đựng 4,96 gam Phốt pho phản
ứng xong dẫn khí còn lại vào bình 2 đựng 0,3 gam Cacbon để đốt.
a. Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy
b. Tính số phân tử, khối lượng của các chất trong mỗi bình sau phản ứng?
Bài 1:
Khi cho hỗn hợp Na và Fe vào nước, chỉ có Na phản ứng
Phương trình phản ứng:
2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2 (1)
H2 + CuO $\overset{to}{\rightarrow}$ Cu + H2O (2)
$\Rightarrow$ $n_{CuO}$ = $\dfrac{40}{80}$ = 0,5 mol
Theo phương trình (2) $n_{CuO}$ = $n_{H_2}$ = 0,5 mol
$\Rightarrow$ Số mol H2 phương trình (1) $n_{H_2}$ = 0,5 mol
Theo phương trình (1) $n_{NaOH}$ = 2 . $n_{H_2}$ = 2 . 0,5 mol = 1 mol
$\Rightarrow$ $m_{NaOH}$ = 1. 40 = 40 gam
Theo đầu bài cho khối lượng dung dịch sau phản ứng = 160 gam
$\Rightarrow$ C%NaOH = $\dfrac{40}{160}$ . 100% = 25%
Vậy nồng độ % dung dich A (dung dịch NaOH) là 25%
Bài 2:
Lấy mỗi lọ một ít, cho vào nước. Chất tan là: CaO và P2O5 , chất không tan là : Al2O3
CaO + H2O --> Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O --> 2H3PO4
Cho quỳ tím vào 2 dung dịch thu được, dung dịch nào làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh là: Ca(OH)2. Suy ra chất ban đầu là CaO
Dung dịch nào làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ là: H3PO4. Suy ra chất ban đầu là P2O5
Bài 3:
4FeS2 + 11 O2 $\overset{to}{\rightarrow}$ 8SO2 + 2Fe2O3
FexOy + (y- x) CO $\overset{to}{\rightarrow}$ x FeO + (y – x) CO2
FexOy + 2y HCl --> xFe$Cl_{2y/x}$ + yH2O
2KMnO4 + 16 HCl --> 2KCl + 2MnCl2 + 5 Cl2 + 8 H2O
Bài 4:
$M_X$ = 1,375 . 32 = 44 g/mol
Suy ra: $\dfrac{44a + 2b + 64c}{a + b + c}$ = 44
Vì khối lượng mol của CO2 = 44 g/mol = $M_X$
Nên tỉ lệ của X chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ mol của H2 và SO2 sao cho khối lượng mol trung bình của hỗn hợp bằng 44 g/mol
Ta có: $\dfrac{2b\,+\,64c}{b\,+\,c}$ = 44 $\Rightarrow$ 20c = 42b $\Rightarrow$ b : c = 10: 21
Vậy tỉ lệ a: b: c = a : 10: 21
Bài 5:
a.
Ta có sơ đồ : A $\overset{to}{\rightarrow}$ B + O2
nO2 = $\dfrac{1,68}{22,4}$= 0,075 mol $\Rightarrow$ mO2 = 0,075 . 32 = 2,4 gam
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
$m_A$ = $m_B$ + $m_{Oxi}$
Suy ra: $m_B$ = $m_A$ - $m_{Oxi}$ = 15,15 – 2,4 = 12,75 gam
- Trong B :
$m_O$ = 12,75 . 37,65% = 4,8 gam
$m_N$ = 12,75 . 16,48% = 2,1 gam
$m_K$ = 12,75 – (4,8 + 2,1) = 5,85 gam
Suy ra: $n_O$ = $\dfrac{4,8}{16}$ = 0,3 mol; $n_N$ = $\dfrac{2,1}{14}$ = 0,15 mol ; $n_K$ = $\dfrac{5,85}{39}$ = 0,15 mol
Gọi công thức hóa học của B là KxNyOz
Ta có x : y : z = nK : nN : nO = 0,15 : 0,15 : 0,3 = 1 : 1 : 2
Chọn x = 1 ; y = 1 ; z = 2 công thức đơn giản nhất là KNO2
- Trong A :
Theo định luật bảo toàn khối lượng :
$m_{Oxi}$ = 4,8 + 2,4 = 7,2 gam;
$\Rightarrow$ $n_O$ = $\dfrac{7,2}{16}$= 0,45 mol ; $n_N$ = 0,15 mol ; $n_K$ = 0,15 mol
Gọi công thức hóa học của A là KaNbOc
Khi đó a : b: c = 0,15 : 0,15 : 0,45 = 1 : 1 : 3
Chọn a = 1 ; b = 1 ; c = 3
Vậy công thức hóa học của A là KNO3
b. Đặt công thức của X là CxOy
Theo đầu bài cho ta có: $\dfrac{12x}{16y}$ = $\dfrac{3}{8}$
$\Leftrightarrow$ $\dfrac{12}{16}$ . $\dfrac{x}{y}$ = $\dfrac{3}{8}$
$\Rightarrow$ $\dfrac{x}{y}$ = $\dfrac{3}{8}$ : $\dfrac{12}{16}$
$\Rightarrow$ $\dfrac{x}{y}$ = $\dfrac{1}{2}$
$\Rightarrow$ x = 1 ; y = 2
Vậy công thức của hợp chất khí X là CO2
Bài 6:
a.
Ta có phản ứng : 2KClO3 $\overset{to}{\rightarrow}$ 2KCl + 3O2 (1)
Khối lượng giảm đi sau khi nung chính là khối lượng của khí Oxi thoát ra
Tức là: mO2 = 24,5 – 17,3 = 7,2 gam
$\Rightarrow$ $n_{O_2}$ = $\dfrac{7,2}{32}$ = 0,225 mol
Theo phương trình (1) $n_{KClO3}$ (phản ứng) = $\dfrac{2}{3}$
$\Rightarrow$ $n_{KClO3}$ (phản ứng) = $\dfrac{2}{3}$. 2,225 = 0,15 mol
$\Rightarrow$ $m_{KClO3}$ (phản ứng)= 0,15 . 122,5 = 18,375 gam
Hiệu suất phản ứng phân hủy là:
$H_{phản ứng}$ = $\dfrac{18,375}{24,5}$ . 100% = 75%
b.
Theo phản ứng (1)
$n_{O_2}$ = 0,225 mol
$n_P$ = $\dfrac{4,96}{31}$ = 0,16 mol
$n_C$ = $\dfrac{0,3}{12}$= 0,025 mol
Phương trình PU: 4P + 5O2 --> 2P2O5 (2)
Trước phản ứng: 0,16 mol 0,225 mol
Phản ứng: 0,16 mol 0,2 mol 0,08 mol
Sau phản ứng: 0 mol 0,025 mol 0,08 mol
Phương trình phản ứng: C + O2 --> CO2 (3)
Trước phản ứng: 0,025 mol 0,025 mol
Phản ứng: 0,025 mol 0,025 mol 0,025 mol
Sau phản ứng: 0 mol 0 mol 0,025 mol
Số phân tử P2O5 là : 0,08 . 6,02. $10^{23}$ = 0,4816 . $10^{23}$ phân tử
Số phân tử CO2 là : 0,025 . 6,02.$10^{23}$ = 0,1505 . $10^{23}$ phân tử
$m_{P2O5}$ = 0,08 . 142 = 11,36 gam
$m_{CO2}$ = 0,025 . 44 = 1,1 gam
Title :
Bài tập hóa 8 nâng cao số 1
Description : Một số bài tập hóa 8 nâng cao cho các bạn học sinh giỏi trổ tài. Rất hoan nghênh các bạn cùng "ra tay" để chia sẻ nhiều cách giải...
Rating :
5