Bài 1:
a.
Gọi số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là p,e,n
Theo đề ta có: p + e +n = 52 (1)
p + e = n + 16 (2)
Lấy (2) thế vào (1):
=> n + n + 16 = 52
=> 2n + 16 = 52
=> n = (52-16) : 2 = 18
Từ (1) => p + e = 52 – 28 = 34
Mà số p=số e => 2p = 34
=> p = e= 34 : 2 = 17
Vậy số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là 17, 17 và 18
b.
X là nguyên tố Clo:
Lớp1 có 2e
Lớp 2 có 8e
Lớp 3 có 7e
c. Nguyên tử khối của X là :
17 x 1,013 + 18 x 1,013 ≈ 35,5
d. Khối lượng tính bằng gam của 1 đvC là:
(1,9926 x $10^{-23}$ ) : 12 = 0,16605 x $10^{-23}$ (g)
Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử X là :
0,16605x $10^{-23}$ x 35,5 = 5,89 x $10^{-23}$ (g)
Bài 2:
Phương trình phản ứng:
a. 3Al + 3NH4ClO4 → Al2O3 + AlCl3 + 3NO + 6H2O
b. 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
c. CxHyOz + ( x+ y/4 – z/2 )O2 → xCO2 + (y/2) H2O
Bài 3:
a.
22,4 lít khí A (1 mol) khí A nặng: 1,34 x 22,4= 30 (g)
Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol khí A là:
- $m_C$ = $\dfrac{80 . 30}{100}$ = 24 (g)
- $m_H$ = 30 – 24= 6 (g)
Số mol của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là :
- $n_C$ = $\dfrac{24}{12}$ = 2 (mol)
- $n_H$ = $\dfrac{6}{1}$ = 6 (mol)
Vậy công thức hóa học của A là : C2H6
b.
Nguyên tố bắt buộc phải có trong thành phần của B là C,H,N vì ở sản phẩm
sinh ra có các nguyên tố này nên ở chất tham gia phản ứng phải có có nguyên tố
C,H,N
Nguyên tố có thể có, có thể không trong thành phần của B là O vì ở sản phẩm
có O nhưng ở chất tham gia phản ứng cũng tác dụng với khí Oxi khi đốt nên khí
B có thể có hoặc không có O
Bài 4:
$n_Al$ = $\dfrac{5,4}{27}$ = 0,2 (mol)
$n_S$ = $\dfrac{12}{32}$ = 0,375 (mol)
2Al + 3S → Al2S3
2mol 3mol 1mol
0,2mol 0,375mol ?
Có tỉ lệ : $\dfrac{0,2}{2}$ < $\dfrac{0,375}{3}$ nên S dư sau phản
ứng.
Do đó Al2S3 được tính theo Al
Số mol Al2S3: $\dfrac{0,2 . 1}{2}$ = 0,1(mol)
Vậy khối lượng Al2S3 tạo thành là : 0,1 . 150 = 15 (g)
Bài 5:
a.
$n_{NO}$ = $\dfrac{15}{34}$ = 0,441 (mol)
$n_{H_2}$ = $\dfrac{2,2}{2}$ = 1,1 (mol)
$n_{hh}$ = 0,441 + 1,1 = 1,541 (mol)
$M_{hh}$ = $\dfrac{15 + 2,2}{1,541}$ = 11,16 (g/mol)
$\dfrac{d_{hh}}{CH_4}$ = $\dfrac{11,16}{16}$ = 0,6975 (lần)
b.
Hỗn hợp nhẹ hơn khí metan 0,6975 lần
Bài 6:
a.
$n_{CO2}$ = $\dfrac{57,2}{44}$ = 1,3 (mol)
Gọi x,y lần lượt là số mol của Fe2O3 và CuO
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
x mol 3x mol 2xmol
CuO + CO → Cu + CO2
ymol ymol ymol
Ta có :
$\left\{ \begin{array}{l} 160x+ 80y = 80 \\ 3x + y = 1,3 \end{array}
\right.$
$\Leftrightarrow$
$\left\{ \begin{array}{l} 160x + 80y = 80 (1) \\ 240x + 80y = 104 (2)
\end{array} \right.$
Lấy (2) trừ (1): 80x = 24 => x = 24 : 80 = 0,3
Từ (1) => y = (80 – 160 . 0,30) : 80 = 0,4
PT1: $n_{CO}$ = 3$n_{Fe2O3}$ = 3x= 3 . 0,3 = 0,9 mol
PT2: $n_{CO}$ = $n_{CuO}$ = y = 0,4 mol
Thể tích của khí CO :
$V_{CO}$ = (0,9 + 0,4 ) . 22,4 = 29,12 (lít)
PT1: $n_{Fe}$ = 2$n_{Fe2O3}$ = 2.x = 2 . 0,3 = 0,6 (mol)
PT2: $n_{Cu}$ = $n_{CuO}$ = y = 0,4 mol
Vậy khối lượng 2 kim loại thu được sau phản ứng là :
$m_{hh}$ = (0,6 . 56 )+ ( 0,4 . 64) = 59,2 (gam)