• Giải bài tập Toán
  • Sitemap
  • Liên hệ

Học tốt hóa học 8-9

Góp nhặt và chia sẻ các kiến thức hóa học 8-9.

  • Hóa học 8
    • Bài giảng hóa 8
    • Bài tập hóa 8
  • Hóa học 9
    • Bài giảng hóa 9
    • Bài tập hóa 9
  • Trắc nghiệm
    • Trắc nghiệm hóa 8
    • Trắc nghiệm hóa 9
  • Phương pháp
Hóa nâng cao 9 Bài tập nâng cao hóa 9 (Số 1)

Bài tập nâng cao hóa 9 (Số 1)

Hóa nâng cao 9
Khi đã vững vàng với những kiến thức cơ bản, các bạn lớp 9 thường tìm tòi những bài tập khó hơn. Những bài nâng cao sau đây sẽ thỏa mãn niềm đam mê đó của các bạn.


Bai-tap-hoa-9-nang-cao

Câu 1:  Viết các phương trình phản ứng để thực hiện chuỗi biến hóa sau:
FeS2  +  (A)           à   (B)↑   +  (C)
(A)   +  (B)            à   (D)↑
(D)   +  (X)            à   (E)
(E)  +   Cu             à    (B)  +  (X)  +  (F)
(B)  +  KOH          à   (G)  +  (X)
(G)  +  BaCl2         à   (H)↓ +  (I)
(H)  +  (E)              à   (B)  +  (X)  +  (K)↓
(B)  +  (L)  +  (X)  à   (E)  + (M) 
          Biết ở trạng thái dung dịch, E và M đều có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 2:
a.  Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra khi cho Al và Cl2 lần lượt tác dụng với H2O, dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4 loãng. Trong các phản ứng đó, phản ứng nào có ứng dụng thực tế? 
b. Cho kim loại Al có dư vào 400ml dung dịch HCl 1M. Dẫn khí bay ra cho đi qua ống đựng CuO có dư nung nóng thì thu được 11,52 gam Cu. Tính hiệu suất của quá trình phản ứng. 
Câu 3:
 Không dùng thuốc thử nào khác hãy phân biệt các lọ dung dịch riêng biệt sau: MgCl2, NaOH, NH4Cl, H2SO4, KCl.
Câu 4: 
Hòa tan 7,83 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm A, B (nguyên tử khối của A nhỏ hơn nguyên tử khối của B) thuộc 2 chu kì kế tiếp của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, thu được 2,8 lít khí H2 bay ra (điều kiện tiêu chuẩn).
a.  Xác định kim loại A, B 
b. Cho 16,8 lit khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng hoàn toàn vào 600ml dung dịch AOH 2M thu được dung dịch X. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch X. 
Câu 5:
Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô và cân nặng 5,16 gam. Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 6: 
Oxit của kim loại R ở mức hóa trị thấp chứa 22,54% oxi; ở mức hóa trị cao chứa 50,45% oxi về khối lượng.
Xác định kim loại R và công thức hóa học của hai oxit trên. 

(Nguyên tử khối của các nguyên tố, các bạn xem Bảng tuần hoàn hoặc Bài thơ nguyên tử khối )

Câu 1:
4FeS2 + 11O2 $\overset{to}{\rightarrow}$ 8SO2↑ + 2Fe2O3
2SO2 + O2 $\overset{to}{\rightarrow}$ 2SO3↑
SO3 + H2O --> H2SO4
Cu + 2H2SO4 đặc $\overset{to}{\rightarrow}$ CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
SO2 + 2KOH --> K2SO3 + H2O
K2SO3 + BaCl2 --> BaSO3↓ + 2KCl
BaSO3 + H2SO4 --> BaSO4↓ + SO2↑ + H2O
SO2 + Cl2 + 2H2O --> H2SO4 + 2HCl
A: O2 B: SO2 C: Fe2O3 D: SO3 E: H2SO4 F: CuSO4 G: K2SO3 H: BaSO3 I: KCl K: BaSO4 L: Cl2 M: HCl X: H2O

Câu 2:
a.
Phương trình phản ứng:
2Al + 6H2O --> 2Al(OH)3↓ + 3H2↑
Cl2 + H2O --> HCl + HClO (Điều chế nước clo)
2Al + 3H2SO4 --> Al2(SO4)3 + 3H2↑
Cl2 + H2SO4 : không phản ứng
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2 (Điều chế H2)
Cl2 + 2NaOH --> NaCl + NaOCl + H2O (Điều chế nước Javel)
b.
2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2↑ (1)
H2 + CuO $\overset{to}{\rightarrow}$ Cu + H2O (2)

$n_{HCl}$ = $C_M$ x V = 0,4 x 1 = 0,4 mol

Theo (1) và (2) ta có sơ đồ chuyển hóa:
6 mol HCl --- 3 mol H2 --- 3 mol Cu
0,4 mol HCl x mol Cu

x = $\dfrac{0,4 x 3}{6}$ = 0,2 mol

=> $m_{Cu}$ = 0,2 x 64 = 12,8 gam
H% = $\dfrac{11,52}{12,8}$ x 100% = 90%

Câu 3:
Lấy mỗi lọ một ít dung dịch để làm mẫu thử, mỗi lần nhỏ 1 dung dịch vào mẫu thử của 4 dung dịch còn lại, sau 5 lần thí nghiệm, quan sát các hiện tượng xảy ra ta có kết quả như sau:
- Tạo kết tủa trắng, mẫu thử đó là MgCl2.
- Tạo kết tủa trắng và khí có mùi khai bay ra, mẫu thử đó là NaOH.
- Tạo khí có mùi khai, mẫu thử đó là NH4Cl.
- Còn 2 mẫu thử không có hiện tượng, lấy kết tủa Mg(OH)2 cho vào, mẫu thử nào làm tan kết tủa là H2SO4.
- Mẫu còn lại là KCl.
* Các phương trình phản ứng xảy ra:
MgCl2 + 2NaOH --> Mg(OH)2↓ + 2NaCl
NH4Cl + NaOH --> NaCl + NH3↑ + H2O
Mg(OH)2 + H2SO4 --> MgSO4 + 2H2O

Câu 4:
a.
Đặt $\bar{M}$ là nguyên tử khối trung bình của A, B
=> $M_A$ < $\bar{M}$ < $M_B$
2A + 2 H2O --> 2AOH + H2↑
a mol a mol $\dfrac{a}{2}$mol
2B + 2 H2O --> 2BOH + H2↑
b mol b mol $\dfrac{b}{2}$mol
$n_{H2}$ = $\dfrac{a + b}{2}$ = $\dfrac{2,8}{22,4}$
=> a + b = 0,25
$\bar{M}$ = $\dfrac{7,83}{0,25}$ = 31,32

=> $M_A$ < 31,32 < $M_B$
Theo đề bài A, B là kim loại kiềm thuộc 2 chu kì kế tiếp suy ra:
A là Na ( $M_{Na}$ = 23) và B là K ( $M_K$ = 39).
b.
$n_{CO2}$ = $\dfrac{16,8}{22,4}$ = 0,75 mol

$n_{NaOH}$ = $C_M$ x V = 2 x 0,6 = 1,2 mol
Vì $n_{CO2}$ < $n_{NaOH}$ < 2$n_{CO2}$do đó thu được hỗn hợp 2 muối:
CO2 + 2NaOH --> Na2CO3 + H2O (1)
x mol 2x mol x mol
CO2 + NaOH --> NaHCO3 (2)
y mol y mol y mol
Gọi : x mol là số mol của Na2CO3
y mol là số mol của NaHCO3
$n_{CO2}$ = x + y = 0,75 mol
$n_{NaOH}$ = 2x + y = 1,2 mol
$\Rightarrow$ $\left\{\begin{matrix}x = 0,45 & & \\ y = 0,3& & \end{matrix}\right.$
$\Rightarrow$ $m_{Na2CO3}$ = 0,45 x 106 = 47,7 g
$m_{NaHCO3}$ = 0,3 x 84 = 25,2 g
Tổng khối lượng muối trong dung dịch A:
m = $m_{Na2CO3}$ + $m_{NaHCO3}$ = 72,9 g

Câu 5:
Fe + CuSO4 --> FeSO4 + Cu
x mol x mol x mol x mol
$m_{ddCuSO4}$ = 1,12 x 50 = 56 g
64x – 56x = 5,16 – 5 $\Leftrightarrow$ 8x = 0,16g
$\Rightarrow$ x = 0,02 mol
$m_{CuSO4}$ = 0,2 x 160 = 3,2 g
100g dung dịch CuSO4 có 15g CuSO4 nguyên chất
56(g ) dung dịch CuSO4 có x(g) CuSO4 nguyên chất
x = $\dfrac{56 x 15}{100}$ = 8,4 g
$m_{CuSO4}$ còn lại: 8,4 - 3,2 = 5,2 g
$m_{FeSO4}$ = 0,02 x 152 = 3,04 g
$m_{ddsau}$ = 56 - 0,16 = 55,84 g
C%CuSO4 = $\dfrac{5,2}{55,84}$ x 100% = 9,31%

C%FeSO4 = $\dfrac{3,04}{55,84}$ x 100% = 5,44%

Câu 6:
Đặt công thức hai oxit là R2Ox và R2Oy.
Theo đề bài ta có:
$\dfrac{16x}{2R}$ = $\dfrac{22,54}{77,46}$

$\dfrac{16y}{2R}$ = $\dfrac{50,45}{49,55}$

$\Rightarrow$ $\dfrac{x}{y}$ = $\dfrac{22,54 x 49,55}{77,46 x 50,45}$ = $\dfrac{1}{3,5}$
x = 1 --> y = 3,5 (Loại)
x = 2 --> y = 7
Hai oxit là R2O2 (hay RO) và R2O7
Trong RO oxi chiếm 22,54%
$\Rightarrow$ $\dfrac{16}{R}$ = $\dfrac{22,54}{77,46}$
$\Rightarrow$ R = 55
Tức R là Mn
Vậy hai oxit là MnO và Mn2O7.

Cảm ơn các bạn đã chia sẻ!
Tweet
Bài tập nâng cao hóa 9 (Số 1) Title : Bài tập nâng cao hóa 9 (Số 1)
Description : Khi đã vững vàng với những kiến thức cơ bản, các bạn lớp 9 thường tìm tòi những bài tập khó hơn. Những bài nâng cao sau đây sẽ thỏa mãn niề...
Rating : 5

Rất vui khi các bạn góp ý cho "Bài tập nâng cao hóa 9 (Số 1)"

← Newer Post Older Post ⇒ Home
Subscribe to: Post Comments (Atom)

Bài xem nhiều

  • Cách tính phân tử khối.
    Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon ( cho biết sự nặng nhẹ tương đối giữa các phân tử). Phân tử khối bằng tổn...
  • Cách vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
    Bài 1: Cho các từ và cụm từ : Nguyên tử, nguyên tố, nguyên tử khối , proton, electron, cùng loại, hạt nhân, khối lượng, nơtron. Hãy điền ...
  • Tính chất hóa học của axit.
    Axit có những tính chất hóa học làm đổi màu giấy quì tím, tác dụng với kim loại, với bazơ, oxit bazơ, muối.
  • Tính khối lượng thực của nguyên tử
    Chúng ta đã biết khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon đvC. Có khi nào các bạn thắc mắc là sao lại dùng đvC và khối lượng ...
  • Bài ca hóa trị
    Việc nhớ hóa trị của các nguyên tố hóa học trở nên dễ dàng hơn nếu Bài ca hóa trị được phổ nhạc! Ka li, I ốt, Hiđrô Natri với Bạ...

Các chuyên mục tiêu biểu

Bài giảng hóa 8 Bài tập SGK hóa 8 Bài tập SGK hóa 9 Bài tập hóa 8 Bạn có biết Hóa học 8 Hóa học 9 Hóa học vui Hóa học đời sống Hóa học ứng dụng Hóa nâng cao 8 Hóa nâng cao 9 Trắc nghiệm hóa 8 Trắc nghiệm hóa 9
Copyright 2014 Học tốt hóa học 8-9 - All Rights Reserved Edit by Người yêu hóa - Powered by Blogger